Dành cho cha mẹ có con từ 7 – 15 tuổi

HỌC TIẾNG NHẬT THEO CÁCH NUÔI DẠY TRẺ Ở NHẬT

Phương pháp cổ xưa xây dựng thói quen kiên trì và nguyên tắc cho trẻ em thông qua việc học tiếng Nhật.

Bí mật đằng sau đứa trẻ cấp 1 dễ dàng nói 5 thứ tiếng trong khi vẫn có thời gian vui chơi, không áp lực bằng cách xây dựng một “nhịp điệu học tập” hiệu quả.

Đây là elsa khi 10 tuổi

Gửi những bậc cha mẹ có con đang học cấp 1 – cấp 2!

Nếu bạn mong muốn con mình có thể thành thạo tiếng Nhật một trong những ngôn ngữ có cơ hội việc làm và thu nhập nằm trong top lương cao nhất.

Hay sở hữu một kỹ năng dễ dàng học bất cứ ngôn ngữ nào khác

MÀ…

Không cần phải đòi hỏi con phải thông minh nhanh nhẹn, hay tạo ra một áp lực nào lên con cái.

Không phải là việc ép buộc hay sử dụng cạn kiệt quỹ thời gian của con để đổi lấy việc học ngoại ngữ.

Chúng ta đều hiểu rằng việc nghiêm khắc hay kỷ luật chỉ là những phương pháp “cứng nhắc” có tác dụng nhất thời. 

Nếu không có một sự chủ động và hứng thú trong học tập,  trẻ em sẽ không thể chống lại sức hút  với điện thoại, TV và vô số thứ gây xao nhãng luôn sẵn có trong tầm tay.

Thậm chí một khi trẻ bị ép học quá nhiều sẽ nhanh chóng sinh ra việc chán nản, và chậm tiếp thu hơn.

Một khi bạn tìm thấy cách để khai thác “vùng tập trung” của trẻ một cách hiệu quả.

Bạn sẽ thấy rõ lý do tại sao có nhiều đứa trẻ bị ép buộc học ngoại ngữ vài tiếng mỗi ngày chỉ để xin cha mẹ được xem ti vi và chúng chỉ tìm cách trốn học vào ngày tiếp theo… 

Trong khi một vài đứa trẻ chỉ học trong một thời gian ngắn mỗi ngày và chúng vui vẻ tìm hiểu, nói chuyện hay thậm chí sử dụng ngoại ngữ trong mọi tình huống mỗi ngày. 

Điều này không liên quan đến bản năng “kiên trì” ở mỗi đứa trẻ. 

Chúng ta có thể DỄ DÀNG tạo ra con đường hình thành sự kiên trì và tập trung này ở mọi đứa trẻ.

Tất cả đều nằm trong phương pháp “Tạo nhịp điệu học tập” chỉ 30 phút mỗi ngày với một hệ thống học tập đơn giản, dễ hiểu ngay cả với một học sinh lớp 1.

Một khi sở hữu được thói quen kiên trì và tập trung này, trẻ có thể thành thạo tiếng Nhật, Anh … hay bất cứ loại ngôn ngữ nào khác.

Đây là Alice con gái lớn của tôi. Và cách bé có thể tự động dịch ra 5 ngôn ngữ khác nhau.

Thật khó tin phải không?

Tôi là Mai, Tôi đã sinh sống và giảng dạy tại Nhật Bản trong 20 năm.

Trước khi đi sâu vào phương pháp này, hãy để tôi giải thích một vấn đề nan giải này.

Nếu bạn giống như hầu hết phụ huynh mà tôi đã từng gặp, thì có lẽ bạn đã NGHE thấy tất cả những lời quảng cáo trước đây và đã THỬ rất nhiều cái giải pháp khác ngoài kia.

Đặc biệt là những phương pháp “tắm ngôn ngữ”… tạo môi trường cho trẻ sống với ngôn ngữ thứ 2…

Đã có rất nhiều phụ huynh thường xin file âm thanh chỉ để mở cho con nghe cả ngày, ngay cả khi ngủ.

Điều này hoàn toàn không phải lỗi của cha mẹ, chỉ là những luồng thông tin sai lệch khiến nhiều cha mẹ hiểu lầm. 

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, loa, hoặc máy phát âm thanh liên tục nhiều giờ mỗi ngày để “tắm ngôn ngữ” cho trẻ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ và sức khỏe tổng thể của trẻ.

…như việc tần sóng từ các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

… Nghe âm thanh liên tục làm trẻ khó tập trung vào các hoạt động khác, cản trở khả năng học hỏi tự nhiên từ môi trường thực tế.

… Âm thanh không ngừng nghỉ có thể làm trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, và thậm chí gây khó chịu thần kinh.

Và một trong những lý do quan trọng nhất: 

Sự tập trung của trẻ không thật sự dài…

Báo cáo từ các tổ chức giáo dục, như Blooming Early Years, chỉ ra rằng:

“Trẻ 7–10 tuổi thường có khả năng tập trung từ 15–25 phút, trong khi trẻ lớn hơn (11–15 tuổi) có thể duy trì chú ý trong 20–40 phút tùy thuộc vào nhiệm vụ và môi trường học tập”.

Việc trẻ tiếp thu nhiều hay ít phụ thuộc vào cách khai thác vùng tập trung này.

Chỉ cần 20 – 30 phút học ngoại ngữ mỗi ngày.

Đó là lý do tôi muốn rõ ràng rằng, những gì bạn tìm thấy ở đây không giống với bất kỳ điều gì bạn từng nghe thấy trước đây.

Nó là những quan sát hơn 13 năm từ việc nghiên cứu cách nuôi dạy trẻ em ở Nhật bản, và giúp cho hơn 100 bé sở hữu một cách học hiệu quả nhất chỉ trong 30 phút mỗi ngày và duy trì nó bền bỉ nhiều năm.

Trước tiên hãy cho phép tôi được giới thiệu.

Tôi là Mai.

Tôi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội khoa tiếng Nhật, chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại vào năm 2003.

Sau đó tôi sang nhật du học.

Năm 2008 tôi tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Quốc Lập Chiba (Nhật Bản).

Mặc dù học kinh tế nhưng từ khi sang Nhật du học, tôi đã ước mơ làm giáo viên dạy tiếng Nhật. Đã từng nghĩ sau khi tốt nghiệp thạc sỹ sẽ về Việt Nam mở trung tâm tiếng Nhật.

Tôi lấy chồng là người Indonesia.

Nhưng lập gia đình rồi sang Nhật sống nên không thực hiện được.

Mọi thứ bắt đầu khi tôi bắt đầu mang thai Alice (đứa con gái đầu)

Khi đó chồng tôi muốn tôi phải học tiếng Indonesia và khi sinh Alice phải dạy cho nó nói tiếng Indonesia để sau này có thể nói chuyện với gia đình phía nội.

Từ đó tôi cũng cố gắng học, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy tôi chỉ có thể nói chuyện được, nhưng không thể thành thạo đến mức dạy được cho con mình.

Nghĩ đến việc sinh con ra, phải nói bằng một ngôn ngữ mình chưa giỏi làm tôi liên tục lo lắng.

Tôi tìm đọc mọi đầu sách về việc nên nói chuyện với con bằng ngôn ngữ nào.

Và trong lúc bế tắc nhất… tôi đã tìm được nó trong một quyển sách…

“khi sinh con ra thì ngôn ngữ tốt nhất mà mẹ nên nói với con là ngôn ngữ mẹ đẻ”

Tác giả đã giải thích điều này đặc biệt quan trọng vì đó là cách tốt nhất một người mẹ có thể truyền tải tình cảm tốt nhất của mình.

Chúng ta có thể học nói “Love you” một cách dễ dàng. Nhưng lại không thể thể hiện nó một cách tình cảm như khi bạn đang bế và gọi con là “cục dàng của mẹ”.

May mắn thay, chồng tôi là một người tuyệt vời. Anh ấy đồng ý những điều tôi nói.

Alice được sinh ra hoàn toàn chỉ nói chuyện với mẹ bằng Tiếng Việt, và nói chuyện với ba bằng tiếng Indonesia.

Tuy nhiên chúng tôi đang sống ở Nhật và Alice phải đi học trong môi trường tiếng Nhật.

Mỗi ngày tôi và chồng chỉ dành 1 chút thời gian để đọc truyện tranh Nhật Bản cho Alice.

Đến 3 tuổi rưỡi, Alice bắt đầu đi học nhà trẻ.

Vì cô giáo chỉ nói 100% tiếng Nhật nên mỗi ngày tôi đều phải nhắn tin hỏi thăm về con gái khi trên trường. 

Tôi cứ ngỡ là Alice sẽ phải khó khăn trong một thời gian vì vợ chồng tôi chưa hề dạy cho Alice bất cứ về cách đọc cách viết hay tập tô nào.

Tuy nhiên cô giáo hầu như chẳng nói gì, và Alice thì mỗi ngày đều háo hức đi học. 

Và sau hơn 1 tháng Alice đã dễ dàng nói chuyện với bạn bè.

Điều này lại thổi bùng ước mơ dạy tiếng Nhật của tôi 1 lần nữa….

Vì tôi rất yêu thích bọn trẻ con và thích được nuôi dạy chúng, tôi bắt đầu tìm hiểu, thậm chí tôi đã chi đến hơn 200 triệu để theo học một học liệu dạy con của người Nhật. 

Và chính xác những gì tôi học được chúng chứng minh những gì tôi làm với Alice lại “vô tình” đúng.

Khi đã tìm ra được phương pháp tối ưu, tôi dễ dàng áp dụng nó lên Elsa con gái thứ 2 của tôi và Win cậu con trai út của tôi. 

Không chỉ dừng lại ở Tiếng Nhật, chúng đều dễ dàng nói và thuần thục tiếng Anh và Trung…

Không chỉ dừng lại ở 3 đứa con của tôi.

Hãy xem sự vui vẻ, đam mê học tiếng Nhật từ những bạn nhỏ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Điều này không chỉ xảy ra với những đứa trẻ khác, nó hoàn toàn có thể xảy ra với con bạn.

Ngay bây giờ tôi sẽ tiết lộ chính xác cách mà nhịp điệu học tập này có thể giúp điều đó thành hiện thực.

Càng ép buộc trẻ càng nhanh chán nản...

Bạn có thể đã từng nghe rằng trẻ em ngày nay dường như không còn khả năng tập trung như trước nữa.

Với điện thoại, TV và vô số thứ gây xao nhãng luôn sẵn có trong tầm tay, cha mẹ ở khắp mọi nơi đang phải vật lộn để giúp con mình tập trung và kiên trì với bất cứ điều gì đủ lâu để thấy được kết quả.

Giải pháp nghe có vẻ đơn giản: cắt giảm thời gian sử dụng màn hình, đặt ra giới hạn và khuyến khích thói quen học tập tốt.

Nhưng theo các chuyên gia tâm lý học phát triển, đó không phải là toàn bộ câu chuyện.

Ý chí và kỷ luật không thể chống lại sức hút của sự thỏa mãn tức thì….

Những thứ gây xao nhãng này được thiết kế rất tinh vi để thu hút sự chú ý của trẻ em nhanh hơn cả một màn ảo thuật.

Vấn đề thực sự nằm ở điều mà tôi gọi là Nhịp Điệu Bị Phá Vỡ.

Để tôi giải thích: bộ não giống như một nhạc cụ, phát triển mạnh mẽ nhờ nhịp điệu và sự nhất quán. 

Nếu bạn từng cố học chơi một nhạc cụ, bạn sẽ biết khó khăn thế nào khi cố chơi một bản nhạc mà nhịp điệu liên tục bị ngắt quãng.

Những nốt nhạc sẽ nghe rời rạc, hỗn loạn và không có ý nghĩa.

Đây chính xác là những gì xảy ra với thói quen học tập của trẻ em trong một thế giới đầy xao nhãng.

Khi “nhịp điệu tinh thần” của trẻ bị phá vỡ, sự tập trung tan biến, tiến trình học tập bị đình trệ, và trẻ mất đi sự tự tin vào khả năng kiên trì của mình.

Khi Nhịp Điệu Bị Phá Vỡ chiếm lấy, con bạn có thể bắt đầu làm một việc gì đó,

… dù là học một ngôn ngữ. 

… chơi một nhạc cụ hay đọc sách

Chúng sẽ bỏ cuộc ngay khi nó trở nên khó khăn, nhàm chán hoặc chậm chạp.

Tiến trình học tập trở thành một chuỗi những khởi đầu dang dở, và thay vì nhìn thấy sự phát triển, trẻ chỉ cảm thấy thất vọng.

Nhưng khi nhịp điệu được khôi phục, một điều kỳ diệu sẽ xảy ra:

…sự tập trung được cải thiện.

...kỹ năng tiến bộ đều đặn,

… và trẻ có được cảm giác phát triển không ngừng.

Có thể một số người sẽ cho rằng kỷ luật nghiêm khắc hơn hoặc động lực mạnh mẽ hơn có thể giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sự nhất quán, chứ không phải ép buộc, mới là yếu tố tạo nên thói quen.

Trẻ em không cần thêm áp lực; chúng cần một quy trình tự nhiên củng cố những thành quả nhỏ và tạo nên một “nhịp điệu” không thể phá vỡ theo thời gian.

May mắn thay, có một cách để đảo ngược Nhịp Điệu Bị Phá Vỡ và biến việc học thành điều gì đó trôi chảy và tự nhiên như chơi một bản nhạc quen thuộc.

Tôi gọi nó là Nhịp Điệu Học Tập.

Giống như tiếng nhịp gõ của máy đếm nhịp giúp nhạc sĩ giữ đúng nhịp, quy trình này giúp trẻ luôn đi đúng hướng với những bước đi nhỏ, có thể đoán trước được, giúp phát triển sự tập trung mà không khiến trẻ bị choáng ngợp.

Các nghiên cứu cho thấy việc lặp lại đều đặn hàng ngày, giống như luyện tập một giai điệu quen thuộc, dạy cho bộ não cách ưu tiên và củng cố các con đường học tập.

Thay vì phải đấu tranh với sự xao nhãng, trẻ học cách “rơi vào nhịp điệu,” tạo nên một dòng chảy tự nhiên của việc hiểu, luyện tập và tiến bộ.

Và hiệu quả của phương pháp này còn vượt xa việc ngồi hàng tiếng đồng hồ trên bàn học.

(Điều chúng ta thường thấy là chúng có thể giỏi trong một thời gian ngắn và quên hẳn nếu sau một thời gian dài không thực hành)

Khi trẻ khôi phục nhịp điệu, chúng phát triển sự tập trung, khả năng kiên trì và tự tin. Những kỹ năng có tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống.

Giống như khi một nhạc cụ được điều chỉnh đúng, bản nhạc sẽ vang lên rõ ràng, đều đặn và hài hòa.

Với Nhịp Điệu Học Tập, trẻ không chỉ học tiếng Nhật (hay bất kỳ kỹ năng nào khác) tốt hơn mà còn có được tinh thần bền bỉ sẽ đồng hành cùng chúng suốt cuộc đời.

Tại sao học tiếng Nhật là có thể giúp trẻ xây dựng được nhịp điệu học tập trong ngoại ngữ.

Đối với trẻ em Việt Nam tiếng Nhật hoàn toàn không có các ký tự quen thuộc A B C như cách chúng tiếp cận từ nhỏ. 

Vì vậy một khi tiếp cận với một ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ này, não bộ của trẻ hoàn toàn không có bất cứ “Lối mòn” nào về một cách học máy móc.

Điều này khiến dễ dàng tạo nên một “nhịp điệu học tập” mới.

Và lý do thứ 2 chính xác là: Tiếng nhật thuộc một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới.

Hãy hình dung một ngôn ngữ khó nhất thế giới được trẻ dễ dàng tiếp cận sẽ xây dựng sự tự tin và một nguyên tắc học tập thành công với bất cứ ngoại ngữ nào. 

Đó chính xác là cách tôi có 3 đứa trẻ có thể học mọi loại ngoại ngữ chúng yêu thích.

Đây là cách xây dựng nhịp điệu học tập thông qua tiếng Nhật cho hàng ngàn đứa trẻ cấp 1 và cấp 2 chỉ với 30 phút mỗi ngày.

Với 30 phút mỗi ngày trẻ sẽ trải qua một quy trình đơn giản: HIỂU – NGHE – ĐỌC – NÓI – NGHE.

Hãy để tôi giải thích.

HIỂU

Giống như khi trẻ em khi còn nhỏ, bạn trò chuyện với chúng mỗi ngày, khi bạn cầm bình sữa chúng biết sắp được bú, khi bạn la chúng biết chúng không nên làm. 

Chúng hiểu mọi thứ chỉ có điều chúng chưa thể nói ra thành câu.

Vì vậy nếu không hiểu thì việc bắt ép trẻ đọc, nghe, hoặc nói theo một ngôn ngữ mới lại khiến chúng thấy khó khăn.

Vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ hiểu trong suy nghĩ, một khi tích luỹ việc Hiểu càng nhiều, thì việc nghe và nói trở nên dễ dàng hơn nhiều.

NGHE

Một khi trẻ đã hiểu ngữ cảnh, chúng ta sẽ củng cố nó thêm một liên kết bằng việc nghe lại.

Điều này tương tự như khi chúng ta chỉ cho trẻ “một chiếc xe cảnh sát” có kèm tiếng “còi hụ” thì lần sau khi nghe tiếng còi hụ trẻ sẽ dễ hình dung về xe cảnh sát.

ĐỌC

Một khi nghe trẻ sẽ phản ứng bằng việc bắt chước nói theo. Đây là lúc chúng ta cung cấp cho não trẻ một cách đọc ĐÚNG. 

Điểm đặc biệt trong quy trình này là tạo ra một chuyến tàu lượn không đoán trước bằng cách.

Trẻ đọc theo 1 Video với cùng 1 nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Và thỉnh thoảng nội dung bị khuyết một phần khiến trẻ phải nhớ lại đâu chính xác là từ còn thiếu.

NÓI

Đây là lúc trẻ cần một người có chuyên môn để thực hiện việc nói chuyện thực tế.

Điều này giúp trẻ nhận ra những lỗi sai và sửa nó một cách thực tế.

NGHE

Đây là lúc bạn thử thách nhẹ với trí não, Trẻ chỉ được nghe lại bài học nhưng không có bất cứ dữ kiện nào về hình ảnh hay chữ viết. 

Đây là lúc toàn bộ não bộ được tích lũy qua 4 bước trên cùng lúc hoạt động. Kích thích quá trình ghi nhớ.

Vòng lặp này được lặp đi lặp lại liên tục mà không hề khiến trẻ bị áp lực. 

Qua mỗi ngày trẻ được tích luỹ từng chút một và xây dựng được một sự nhất quán mỗi khi chúng tiếp xúc với một từ mới, hay hoàn cảnh mới. 

Và trong 3 tháng tiếp theo bạn sẽ nhìn thấy:

… Con bạn thoát khỏi áp lực “PHẢI HỌC” và vui vẻ tập trung trọn vẹn 30 phút mỗi ngày để hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản.

… Tiến bộ nhanh chóng, vì kích hoạt toàn bộ bộ não để học tập.

… Tạo ra một thói quen kiên trì và tập trung nhờ việc lặp đi lặp lại sự thành công nhỏ mỗi ngày.

Hãy tưởng tượng trẻ có khả năng "Tự học chủ động" từ khi còn nhỏ và tạo ra sự thay đổi dài lâu trong mọi môn học khác..

Ở Nhật có một kỳ thi chữ Hán  tổ chức nhiều lần liên tục trong năm cho tất cả mọi người tham gia

Là kỳ thi kiểm tra năng lực Hán tự (Kanji) phổ biến tại Nhật Bản, nhằm đánh giá khả năng đọc, viết và sử dụng chữ Hán của người học tiếng Nhật ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao.

Tháng 3 năm 2021, Alice vừa học xong lớp 2 – thi đạt trình độ chữ Hán lớp 6 với 825 chữ (trình độ lớp 5 tiểu học).

Cuối năm 2021, khi đang học lớp 3 Alice thi đạt trình độ cấp 3, là trình độ toán lớp 9 của Nhật.

 

Mọi kỳ thi đều được Alice yêu thích, vui vẻ và học một cách chủ động.

Chúng bắt nguồn từ việc xây dựng nhịp điệu học tập này trong não bộ của trẻ.

Nó giống như một bản thiết kế được chuẩn bị kỹ càng trước khi xây nhà. Một ngôi nhà đẹp bắt đầu từ một bản thiết kế đẹp.

Bạn sẽ không bao giờ phải cần la mắng, ép buộc, hay phạt mỗi khi trẻ lười biếng, ham chơi… nếu chúng có được “nhịp điệu học tập này”.  

Trong 3 tháng tiếp theo con bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chúng với chương trình “Nhập Môn Tiếng Nhật”

Và đây là toàn bộ những gì con bạn sẽ nhận được:

Tuy nhiên, Mai không thể dành nó cho cho tất cả mọi người.

Mai là người rất yêu thích trẻ và thích dạy học cho trẻ.

Vì vậy để việc học và theo dõi một cách chu đáo… 

Mai chỉ có thể nhận một tháng 10 trẻ… Và chỉ với một mức chi phí chỉ bằng một ly cafe mỗi ngày.

Nếu cha mẹ nghiêm túc về việc xây dựng “nhịp điệu học tập” cho con và dễ dàng thành thạo tiếng Nhật. Một ngôn ngữ mang lại một mức lương cao cho con trong tương lai.

Để tránh việc mất thời gian và rủi ro không đáng có cho cha mẹ.

Hãy giúp cô Mai đăng ký ghi danh bên dưới. 

Đội ngũ của cô Mai sẽ có một buổi trò chuyện nhỏ 30 phút để xem liệu chương trình này có phù hợp với con hay không.

Đăng Ký Ghi Danh Tư Vấn!

Bước 1: Cha mẹ chọn ngày nhận cuộc gọi tư vấn

Bước 2: Chọn thời gian chắc chắn có thể nghe điện thoại trong 30 phút

Bước 3: Giúp cô Mai điền những thông tin cần thiết để dễ dàng trong quá trình trao đổi.

Lên đầu trang